Khóa học kế toán cho hộ kinh doanh | Là mô hình do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Được hiểu như mô hình doanh nghiệp tư nhân siêu nhỏ thủ tục chuẩn của 01 doanh nghiệp. Vậy nghiệp vụ hạch toán, xác định doanh thu & giá vốn phát sinh ra sao cùng tìm hiểu qua khóa học kế toán cho hộ kinh doanh ngay sau đây cùng Kế Toán Việt Hưng.
Thông tư số 88/2021/TT-BTC quy định: Việc xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Cụ thể, từ ngày 01/8/2021, việc xác định doanh thu, chi phí… của HKD được thực hiện theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
1. Các nghiệp vụ đầu kỳ kế toán cho hộ kinh doanh
– Cách tạo cơ sở dữ liệu của hộ kinh doanh.
– Cách khai báo các danh mục phòng ban, nhân viên.
– Cách khai báo danh mục tài khoản ngân hàng.
– Cách khai báo mã hàng hóa đầu kỳ.
– Cách khai báo công nợ đầu kỳ.
– Cách khai báo và cập nhật tồn kho đầu kỳ.
2. Các nghiệp vụ kinh tế trong khóa học kế toán cho hộ kinh doanh
2.1. Hạch toán các nội dung chi tiết
Trước tiên học viên sẽ được hướng dẫn cách định hình những công việc mà một nhân viên kế toán tổng hợp phải làm từ việc xác định hình thức kế toán HỘ KINH DOANH đang áp dụng, các chế độ kế toán đang được áp dụng tại các hộ kinh doanh.
– Hạch toán hóa đơn mua hàng hóa về nhập kho thanh toán ngay, chưa thanh toán.
– Hạch toán các hóa đơn mua hàng hóa về không qua kho xuất bán ngay cho khách hàng.
– Hạch toán các hóa đơn mua chi phí phân bổ vào giá mua hàng hóa làm tăng giá vốn của hàng hóa lên.
– Kế toán tiền mặt và việc theo dõi sổ quỹ tiền mặt vào từng thời kỳ.
– Hạch toán tiền kế toán ngân hàng và việc theo dõi chi tiết số dư chi tiết tài khoản từng ngân hàng.
– Phân hệ kế toán bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu như hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán,…
– Hạch toán hóa đơn bán dịch vụ trong các trường hợp cụ thể.
– Phân hệ kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương áp dụng theo chế độ bảo hiểm mới nhất.
2.2. Xử lý các nội dung sau khi nhập liệu trên hóa đơn, chứng từ
– Cân đối số liệu và Kiểm tra số liệu báo cáo xem đã đúng và hợp lý không.
– Nhận biết từng tài khoản giữa chi tiết và tổng hợp đã hợp lý chính xác hay chưa? Cách sửa sai các chỉ tiêu trên báo cáo.
– Xử lý các vấn đề như hàng tồn kho, cân đối giữa doanh thu và chi phí, các vấn đề sai sót về tài sản cố định, công cụ dụng cụ giữa chi tiết và tổng hợp so với báo cáo.
– Cân đối số dư về tiền nộp ngân sách hàng tháng, quý.
– Cách xem báo cáo công nợ phải thu của khách hàng, công nợ phải trả cho nhà cung cấp.
2.3 Hướng dẫn cách lập các tờ khai thuế liên quan
– Phân biệt 03 phương pháp kê khai thuế Hộ kinh doanh cá thể.
- Theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ tháng hoặc quý.
- Theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế từng lần phát sinh.
- Theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán.
– Các thủ tục hồ sơ khai thuế theo tháng/quý cần lưu ý.
– Cách kê khai – nộp các loại thuế như lệ phí môn bài, GTGT, TNCN, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,…
3. Các báo cáo cuối kỳ trong khóa học kế toán cho hộ kinh doanh
– Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ (Mẫu số S1- HKD).
– Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số S2-HKD).
– Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh (Mẫu số S3-HKD).
– Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN (Mẫu số S4-HKD).
– Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động (Mẫu số S5-HKD).
– Sổ quỹ tiền mặt (Mẫu số S6-HKD).
– Sổ tiền gửi ngân hàng (Mẫu số S7-HKD).
4. Lưu ý về quy trình xử lý dữ liệu của hộ kinh doanh sẽ khác với quy trình của Doanh nghiệp
– HỘ KINH DOANH: Chứng từ – Sổ sách kế toán – Kê khai.
– DOANH NGHIỆP: Chứng từ – Khai thuế & Chứng từ – Sổ sách kế toán.
Do đó nếu dữ liệu hộ kinh doanh không chuẩn về sổ sách kế toán thì số liệu đẩy sang Kê khai có thể bị sai sót, phải nộp bổ sung lại mất công.
Ví dụ:
– Chưa tính giá vốn hoặc giá vốn tính chưa đúng.
– Phụ lục nhập – xuất – tồn khai thuế sẽ phải nộp bổ sung lại phụ lục.
– Chưa nhập đủ chi phí trên dữ liệu sổ sách kế toán.
– Phụ lục chi phí quản lý sẽ phải nộp bổ sung lại phụ lục.
5. Chia sẻ kinh nghiệm kiểm tra sổ sách kế toán trước khi kê khai dữ liệu thuế
(1) Doanh thu
– Kiểm tra các hóa đơn bán hàng đã đầy đủ thông tin như số hóa đơn, ngành nghề kinh doanh, thành tiền.
– Doanh thu trên sổ S1 khớp với doanh thu trên Tờ khai (doanh thu bán hàng xuất hóa đơn chưa trừ đi giảm thuế GTGT).
(2) Vật tư hàng hóa
– Kiểm tra KHÔNG được phép tồn âm số lượng đầu kỳ, thời điểm, cuối kỳ trên sổ S2.
– Kiểm tra KHÔNG được phép tồn âm giá trị tồn kho đầu kỳ, thời điểm, cuối kỳ trên sổ S2 (lưu ý đối với trường hợp dùng giá vốn bình quân thì có thể xảy ra tồn âm giá trị thời điểm do đơn giá nhập trong kỳ có sự biến động, nhưng không được phép tồn âm đầu kỳ, âm cuối kỳ).
– So sánh số liệu Tồn đầu kỳ – Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ – Tồn cuối kỳ của từng mã hàng trên sổ S2 với từng dòng tương ứng trên Phụ lục tờ khai phần Nhập xuất tồn của hàng tồn kho. Hoặc so sánh với Phụ lục tờ khai cho nhanh.
(3) Chi phí sản xuất kinh doanh
– Kiểm tra các phiếu chi phí đã phản ánh đầy đủ trên sổ sách S3
– Khớp số giữa sổ S3 và Phụ lục tờ khai phần chi phí quản lý .
– Lưu ý không phản ánh giá trị chi phí NVL, giá vốn hàng xuất kho trên sổ S3 cũng như phụ lục chi phí.
(4) Thuế GTGT, thuế TNCN
– Khớp số tiền thuế GTGT phải nộp trên sổ S4 với số tiền thuế GTGT trên Tờ khai (Giá trị tiền thuế sau khi đã trừ đi số tiền thuế GTGT được giảm).
– Khớp số tiền thuế TNCN phải nộp trên sổ S4 với số tiền thuế TNCN trên Tờ khai.
Hiện nay cả nước hiện có trên 3,5 triệu hộ được cấp mã số thuế và có hơn 2 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ tập trung vào lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa xe, lưu trú, ăn uống… giữ vai trò quan trọng, đóng góp to lớn vào việc tạo công ăn việc làm, cung cấp các dịch vụ cho nền kinh tế. Qua khóa học kế toán cho hộ kinh doanh tại Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp người học hoàn toàn làm tốt toàn bộ công việc kế toán quản lý nguồn thu chi tài chính cho hoạt động tự do kinh doanh.
THAM KHẢO: